Bệnh đau xương khớp phổ biến hiện nay, khi bị đau nhức xương khớp chúng ta cần phải làm gì? Bệnh đau nhức xương khớp là loại bệnh lý phổ biến hiện nay trên thế giới. Hầu như loại bệnh này xảy ra ở các khớp xương trong cơ thể con người. Nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày của mỗi một con người chúng ta. Hệ thống xương khớp nó chịu ảnh hưởng cho công việc mội ngày như: bưng bê, bốc vác,v.v…Ngay bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu các loại bệnh lý về xương khớp
Nguyên nhân ở đâu gây ra đau xương khớp:
- Do tuổi tác gây đau xương khớp: Đau nhức xương khớp sẽ xảy ra đối với người từ 45 tuổi trở lên. Vào độ tuổi này xương khớp bị yếu kém, có thể sẽ bị loãng xương nên những việc vận động nặng nếu không chú ý vẽ làm tổn thương nặng đến xương khớp trong cơ thể.
- Ít vận động đau xương khớp: Đối với những người trẻ tuổi hay những người ít vận động không tham gia đầy đủ các hoạt động thể chất, cần thiết duy trì sức khỏe và thể lực.Không có sự thúc đẩy từ môi trường và thiếu thời gian luyện tập. Khi đến một thời điểm nào đó khi chạy , bê vác đồ nặng,v.v… sẽ bị đau nhức xương khớp
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp hiện đang là bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Biểu hiện: sưng , đỏ, cứng khớp thường gặp ở các khớp tay và khớp chân. Bệnh lý này sẽ thường xuyên đau vào buổi sáng. Loại bệnh này có tình trạng nghiêm trọng nếu không đi kiếm tra kịp thời.
- Thoát vị đĩa đệm đau xương khớp: Tình trạng các đốt sống bị lệch, nứt khỏi vị trí bình thường. Thường xảy ra đối với những người ngồi sai tư thế, vận động nặng,v.v…và sẽ bị đau từ thắt lưng xuống chân, cổ vai tùy thuộc vào vị trí thoát vị.
- Loãng xương: Là tình trạng xương trở nên yếu, mỏng và giòn sẽ bị dễ gãy nếu chỉ chấn thương nhẹ làm giảm sức mạnh của xương tăng nguy cơ gãy xương. Ảnh hướng đến người trung niên, người lớn tuổi và người có sức đề kháng kém. Nên bổ sung chất dinh dưỡng: vitamin D, canxi. Tập thể thao đều đặn và tránh những rượu bia, hút thuốc để. Bệnh lý này sẽ thường xảy ra ở: gãy xương cổ tay, gãy ống xương chân, gãy xương đùi, gãy xương cổ tay.
- Thừa cân béo phì: Tình trạng tích lũy mỡ ở một vùng nào đó trên cơ thể, cân nặng vượt quá mức so với chiều cao. Bệnh lý này sẽ xảy ra nếu ăn uống không đảm bảo tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu calo, đường và chất béo. Ít vận động không tham gia thể dục thể thao làm tích tụ trọng lượng cơ thể làm giảm khả năng đốt cháy calo. Gây áp lực đến ccasc khớp và gây viêm khớp cao.
- Chấn thương: Các chấn thương do tai nạn, té ngã hoặc vận động quá mức có thể dẫn đến việc đau xương khớp. Chỉ cần một phút bạn lơ là không để ý đến mọi thứ xung quanh thì việc bị chấn thương rất dễ xảy ra. Đặc biệt, ở những người cao tuổi và trẻ em việc chấn thương không thể tránh khỏi nhưng nó rát có hại đối với xương khớp trong cơ thể chúng ta. Hoặc chơi các bộ môn thể thao rất dễ bị chấn thương.
- Gout: Là dạng đau khớp gây ra bởi sự tích tụ của các acid uric trong khớp. Khi nồng độ trong máu cao, nó có thể kết tinh và lắng đọng trong các khớp gây nên đau đớn. Gây ra cơn đau dữ dội và sưng tại khớp, đặc biệt là những khớp ở ngón chân cái. Các acid uric hình thành các tinh thể urat trong khớp.
Triệu chứng đau xương khớp:
- Đau nhức, đau buốt trong xương khớp: có thể xuất hiện liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi. Thường xuất hiện nhiều ở cổ tay, đầu gối, cổ chân và các ngón tay. Cơn đau xảy ra khi vận động hay thay đổi thời tiết.
- Sưng và viêm: Xuất hiện ở các khớp bị chấn thương và gây ra cảm giác khó chịu.
- Di chuyển: Khi bị chấn thương sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển, cử động khớp. Đắc biệt là vào buổi sáng và những lúc ngồi lâu. Ngoài ra, khi trời trở lạnh, tại các khớp xương bị thương sẽ phát ra âm thanh khi cử động, di chuyển.
- Tê cứng khớp: Khi buổi sáng vừa thức dậy, thì khớp sẽ bị tê bì và cứng đơ khiến cho việc co duỗi trở nên rất khó khăn, Cần vận động và xoa bóp nhẹ nhàng để khớp trở nên bình thường trở lại
Phòng ngừa bệnh đau nhức xương khớp nên ăn gì?
- Chế độ dinh dưỡng: Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, cá, tôm… và các loại rau quả: chuối, nấm, trà xanh. Bổ sung thực phẩm giàu omega-3, và vitamin D trong chế độ ăn uống sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương khớp.
- Chế độ vận động: Phần lớn người thừa cân, béo phì, ít vận động có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy bộ… để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp và để tăng cường sức khỏe cho các khớp mà không gây áp lực quá mức.
- Chế độ sinh hoạt và làm việc: Bạn cần thay đổi liên tục tư thế, tránh ngồi hay đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hãy cố gắng vận động thường xuyên.
- Kiểm soát tốt cân nặng: Vì lực đè nặng lên khớp nên tình trạng béo phì sẽ làm tổn thương tới các khớp. Bạn nên phải điều chỉnh cân nặng hợp lý nhằm giảm bớt sức nặng lên khớp.
- Khám sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề về xương khớp và điều trị kịp thời
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý những thực phẩm không nên ăn khi đau xương khớp sau đây:
- Hạn chế đồ dầu mỡ, chiên xào, thức ăn nhanh, thịt đóng hộp, xúc xích, thịt đỏ, nội tạng động vật,…
- Không ăn thực phẩm chứa nhiều axit oxalic như dưa muối, cà muối, chuối tiêu, cà ghém, canh chua… Bởi, nếu dung nạp quá nhiều muối có thể khiến bệnh tình thêm trầm trọng.
- Hạn chế đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, nước ngọt, kem, chè, bánh ngọt…
- Tránh ăn nội tạng động vật, vì thực phẩm chứa nhiều photpho, ăn nhiều sẽ khiến người bệnh cảm nhận rõ rệt triệu chứng đau nhức xương khớp.
- Đồ ăn mặn
- Đồ uống có ga hoặc có cồn (bia, rượu, coca cola,…)
Phương pháp điều trị đau xương khớp:
- Điều trị bằng vật lí trị liệu: là phương pháp điều trị không dùng thuốc , sử dụng các yếu tố như điện, nhiệt, cơ học,… tác dụng lên cơ thể để điều trị nhằm giảm đau. Phương pháp này hiện đang rất phổ biến về các bệnh lý xương khớp và phục hồi chức năng.
- Dùng thuốc giảm đau: paracetamol,ibuprofen có thể giúp giảm đau.
- Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc giảm đau và giảm viêm khớp.
- Các loại thuốc chống thoái hóa như: Glucosamin,…
- Châm cứu và massage: Nhiều người tìm thấy sự giảm đau khi áp dụng các phương pháp châm cứu hoặc massage.
- Thuốc ức chế giảm viêm khớp dạng thấp.
- Chườm ấm: Lưu thông máu về khu vực bị tổn thương. Chườm ấm còn làm ấm chi, đuổi hàn thấp, thư giãn mạch máu.
- Xoa bóp: Có thể dùng tinh dầu nóng hoặc tinh dầu thảo dược, tinh dầu bạc hà dùng để xoa bóp. Dùng 1-2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10-20 phút.
- Nghỉ ngơi hợp lí: Giúp làm giảm áp lực lên xương khớp, mạch máu và dây thần kinh. Ngoài ra, còn giúp cải thiện tâm trạng.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, tránh tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.
- Có thể sử dụng biện pháp tiêm: Sử dụng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc steroid (có thể kết hợp thuốc gây tê cục bộ) trực tiếp vào khớp. Thời gian tiêm kéo dài từ 3 – 4 tháng/ 1 lần.
Có thể sử dụng biện pháp đông Y để điều trị đau xương khớp:
Sử dụng thảo dược:
- Đỗ trọng: Có tác dụng trong các bài thuốc điều trị đau lưng, nhức khớp.
- Ngưu tất: Giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau và viêm khớp.
- Khương (gừng): Có tính ấm, giúp giảm đau và chống viêm.
Đau xương khớp là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm và điều trị đúng cách. Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp bạn có phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.