Dạ dày là một cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa,có vai trò chính trong việc tiêu hóa thức ăn. Dạ dày nằm giữa thực quản và ruột non, có hình dạng như một túi lớn. Dưới đây là một cái nhìn toàn diện về viêm loét dạ dày, từ nguyên nhân, triệu chứng, đến biến chứng, phòng ngừa và chuẩn đoán về dạ dày.
2 Giai đoạn về viêm loét dạ dày bạn nên biết đó là: viêm loét dạ dày cấp tính và viêm loét dạ dày mãn tính.
Viêm loét dạ dày cấp tính: tình trạng xảy ra trong thời gian ngắn gây viêm niêm mạc dạ dày. Thường do vi khuẩn H.pylori hoặc sử dụng thuốc khàng sinh gây ra. Tình trạng gây đau bung, nôn mửa, tiêu chảy.
Viêm loét dạ dày mãn tính: Tình trạng viêm loét dạ dày kéo dài. Đây là giai đoạn cuối của viêm loét dạ dày, khi các vết loét dạ dày không lành và tiếp tục gây đau bụng mãn kinh. Khác với viêm loét dạ dày cấp tính, tình trạng này có thể diễn biến âm thầm, dẫn đến các triệu chứng quan trọng ở dạ dày.
Dạ dày được chia thành bốn phần chính:
- Thân dạ dày: Phần lớn nhất của dạ dày, nơi chứa thức ăn.
- Đáy dạ dày: Nằm trên thân, nơi lưu trữ thức ăn trước khi tiêu hóa.
- Môn vị: Khu vực nối giữa dạ dày và ruột non, điều chỉnh lượng thức ăn đi vào ruột.
- Niêm mạc dạ dày: Lớp lót bên trong dạ dày, chứa các tuyến tiết acid và enzyme tiêu hóa.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày:
- Vi khuẩn H.pylori: Là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày lây nhiễm qua đường tiêu hóa và tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm. Vi khuẩn này sống sót trong môi trường acid mạnh của dạ dày bằng cách sản xuất enzyme urease, giúp trung hòa acid xung quanh nó. Từ đó hình thành các vết loét dạ dày.
- Ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, thiếu hụt chất dinh dưỡng, ăn quá no, tiêu thụ thực phẩm cay, chua hoặc có nhiều dầu mỡ, có thể gây kích ứng dạ dày. Nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như rau qủa xanh, protein, ngũ cốc và sữa,v.v…để làm lành các vết loét ở dạ dày.
- Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc không steroid như ibuprofen và aspirin, naproxen,… trong thời gian sẽ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm loét dạ dày. Các thuốc này làm giảm hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Sử dụng rượu, bia: Sử dụng rượu, bia quá mức có thể dẫn đến suy yếu niêm mạc dạ dày, làm tăng acid trong dạ dày gây nên viêm và loét dạ dày.
- Hút thuốc: sẽ làm giảm khả năng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, làm giảm khả năng làm lành vết viêm và loét dạ dày.
- Căng thẳng: Stress có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét làm tăng acid dẫn đến tổn thương niêm mạc và làm chậm quá trình hồi phục các vết loét ở dạ dày.
- Di truyền gia đình: Có thể do di truyền viêm loét dạ dày trong gia đình.
Triệu chứng về viêm loét dạ dày:
- Đau bụng: Thường sẽ xuất hiện khi đói hoặc khi đã ăn no, cơn đau xuất hiện vùng trên bụng có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ gây nên viêm loét
- Đau ở vùng thượng vị, người bệnh thường mô tả là cảm giác cồn cào, nóng rát trong dạ dày.
- Đau bụng thành từng cơn theo sự co bóp của dạ dày.
- Đau bụng tăng lên khi đói, sau khi ăn và khi dùng thuốc trung hòa acid dạ dày thì cơn đau có xu hướng giảm dần.
- Người bệnh có thể thấy đầy bụng hoặc khó tiêu ở dạ dày khi ăn đồ ăn dầu mỡ.
- Ợ hơi, ợ chua: Do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chua, cay và đồ uống có gas nên sản xuất quá nhiều acid, nên uống đủ nước sẽ giảm đi cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Chán ăn: Do cảm giác khó chịu ở dạ dày nên nhiều người mất cảm giác thèm ăn.
- Đầy hơi và khó tiêu: Do tích tụ khí trong dạ dày gây nên cảm giác bị chướng bụng.
- Giảm cân nhanh chóng: Do mất đi cảm giác thèm ăn và gây cảm giác khó chịu ở dạ dày nên cân nặng bị giảm sút một cách nhanh chóng và rõ rệt.
- Buồn nôn và nôn: Khi ăn những thực phẩm gây kích ứng sẽ cảm thấy khó chịu và gây nên cảm giác buồn nôn ở dạ dày.
- Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc táo bón, quá trình tiêu hóa không ổn định gây nên cảm giác khó chịu trong dạ dày
- Có xuất hiện máu: Có thể do chảy máu từ các mạch máu có thể do khối u ác tính trong dạ dày hoặc tình trạng viêm mãn tính gây nên chảy máu. Viêm loét có thể dẫn đến chảy máu dạ dày.
Biến chứng của viêm loét dạ dày:
- Chảy máu dạ dày: Vết loét dạ dày khiến người bệnh bị mất máu, gây chóng mặt, da nhợt nhạt, chảy máu và nôn mửa.
- Thủng dạ dày: Vết loét ăn sâu vào các lớp bảo vệ niêm mạc, gây nên tình trạng nghiêm trọng thủng dạ dày. Gây ra hiện tượng đau bụng đột ngột, dữ dội. Cần được đưa đi điều tị ngay lập tức.
- Viêm phúc mạc: Tình trạng viêm nhiễm toàn ổ bụng do dịch từ dạ dày chảy vào.
- Hẹp dạ dày: Sẹo hình thành từ vết loét có thể gây hẹp niêm mạc, làm cản trở sự lưu thông của thức ăn. Nếu tình trạng hẹp nặng phải đưa đến bệnh viện phẫu thuật ngay lập tức
- Ung thư dạ dày: Thường khó phát hiện sớm và có tiên lượng kém.
Phòng ngừa các bệnh lý về dạ dày:
- Trái cây và rau quả: Ăn nhiều trái cây và rau quả là để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Rau củ chứa các thành phần có khả năng chống viêm, bảo vệ tế bào và giúp lớp niêm mạc dạ dày trở nên khỏe mạnh.
- Dầu thực vật từ các loại hạt như dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải hoặc dầu đậu nành là những lựa chọn phù hợp để chế biến thực phẩm phù hợp cho dạ dày.
- Chất xơ: Có trong yến mạch, táo, cà rốt, lúa mạch,.… có thể làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét ở dạ dày.
- Probiotics (Lợi khuẩn): Bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn (sữa chua,…) có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng dạ dày.
- Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, đem lại hiệu quả tốt trong việc giúp diệt trừ vi khuẩn HP. Trái cây họ cam quýt, các loại đậu, cà chua,… là những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao tốt cho niêm mạc dạ dày.
- Kẽm: Chất dinh dưỡng này chữa lành vết thương viêm loét. Hàu, thịt bò, các loại đậu,… có chứa hàm lượng kẽm cao. Tốt cho việc điều trị viêm loét dạ dày.
- Tập thể dục thường xuyên: Giúp cải thiện chức năng dạ dày và kiểm soát cân nặng.
- Quản lý stress: Tìm kiếm các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, hoặc hoạt động thể thao giúp ích cho dạ dày
- Khám sức khỏe định kỳ: Để phát hiện sớm các vấn đề về dạ dày và điều trị kịp thời.
- Hạn chế thực phẩm có hại: Tránh những thực phẩm dầu mỡ, cay, chua, cà phê để tránh gây hại cho dạ dày.
- Không hút thuốc: Hút thuốc gây viêm loét nặng hơn và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Chuẩn đoán phát hiện viêm loét dạ dày:
Nội soi dạ dày: Bác sĩ có thể đánh giá được vị trí, hình dạng, mức độ ổ loét ,làm giải phẫu bệnh phát hiện nguy cơ ung thư hóa và làm xét nghiệm tìm vi khuẩn HP tại ổ loét dạ dày.
Kiểm tra HP qua hơi thở: Nếu có vi khuẩn HP trong dạ dày, lượng urea sẽ phân hủy thành khí cacbonic và amoniac. Thông qua việc định lượng khí cacbonic chứa C13 sẽ giúp chẩn đoán việc nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày.
Xét nghiệm máu: nhằm đánh giá được tình trạng thiếu máu của người bệnh viêm loét dạ dày.
Chụp X- Quang dạ dày có thuốc cản quang: thường dùng để chẩn đoán biến chứng của như hẹp môn vị hoặc nghi ngờ ung thư dạ dày.