Làm sao để con mình phát triển chiều cao tối ưu là nỗi trăn trở của các bậc phụ huynh. Nhưng các mẹ thường nghĩ chỉ cần bổ sung Canxi, D3 là đủ. Nhiều ba mẹ quên mất rằng thiếu Kẽm và Sắt cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ còi cọc, chậm phát triển chiều cao.
Theo số liệu từ Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc 19,6% và ở trẻ em tuổi học đường (5-19 tuổi) còn 14,8%. Với điều kiện phát triển xã hội hiện nay, trẻ được các phụ huynh chú trọng bổ sung đầy đủ canxi cũng như vitamin D3 ngay từ những năm tháng đầu đời nhưng con vẫn thấp còi, chậm lớn.
Theo báo cáo của TS. Dawood, BV Nhi thuộc ĐH Assiut, Hy Lạp cho thấy trạng thái đầy đủ sắt kẽm của trẻ cũng liên quan đến chiều cao. Dù 2 vi chất này không đóng vai trò trực tiếp trong xây dựng cơ xương khớp như canxi, hay vitamin D nhưng nó có tác động đến hoạt động hiệu quả của các hormone liên quan đến tăng trưởng của trẻ như hormone tăng trưởng và sinh dục.
Vai trò của kẽm và sắt trong sự phát triển chiều cao
Sắt không chỉ tham gia vào quá trình tạo máu mà còn đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển đầy đủ oxy đến các cơ quan của cơ thể. Trong khi đó kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme và tham gia vào quá trình nhân đôi ADN, tổng hợp protein, đảm bảo quá trình phân chia tế bào, và thúc đẩy sự tăng trưởng. Báo cáo của TS. Guo cho thấy kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp và điều hòa hormone tăng trưởng, đặc biệt làm gia tăng các yếu tố tăng trưởng IGF-1- giúp phát triển xương và gia tăng chiều cao.
Do đó, việc thiếu hụt sắt và kẽm có thể ảnh hưởng đến việc tạo máu, các hoạt động miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giảm tăng trưởng, cũng như giảm khả năng chú ý và tập trung ở trẻ. Chưa kể, thiếu kẽm, sắt khiến trẻ ăn không ngon, hấp thu dinh dưỡng kém, dẫn tới chững cân và chiều cao không đạt chuẩn.
Dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm và sắt
Thông thường, chỉ khi con biếng ăn, chậm phát triển chiều cao, các mẹ cho con đi khám mới phát hiện ra thiếu kẽm, sắt, vì sự thiếu hụt 2 vi chất này lại vô cùng thầm lặng, tiềm tàng, khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Trẻ thiếu kẽm, sắt thường có những biểu hiện như: da tái, da xanh, niêm mạc nhợt, tóc và móng yếu, dễ gãy, móng tay sọc, mỏng, mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu tập trung, thậm chí gặp phải hội chứng Pica gặm những thứ không phải là thực phẩm: khăn xô, đồ chơi, nhai giấy, nhai bìa…
Khi có các dấu hiệu trên thì tình trạng thiếu kẽm, sắt đã diễn ra trong một thời gian dài. Với những trẻ thiếu kẽm sắt trầm trọng có thể gặp phải tình trạng như kém hấp thu, chậm tăng cân và phát triển chiều cao, suy giảm đề kháng, dễ mắc bệnh.
Bổ sung kẽm, sắt giúp trẻ cao lớn hơn
Đối với trẻ em châu Á, việc thiếu hụt kẽm, sắt thường khá phổ biến. Theo thống kê mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy tỷ lệ trẻ em Việt Nam thiếu kẽm đang ở mức cao khoảng 58% và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Tuy nhiên, việc thiếu hụt này thường khó nhận biết và do nhiều nguyên nhân như tỷ lệ hấp thụ khác nhau tùy mỗi bé, biếng ăn hay ăn không đa dạng thực phẩm, … đều có thể làm trẻ dễ bị thiếu sắt, kẽm và các vi chất khác, thậm chí thiếu sắt thường đi kèm thiếu kẽm vì nguồn thực phẩm chứa 2 loại này khá giống nhau.
Kẽm và sắt thường có trong thịt bò, heo, hải sản lòng đỏ trứng,…. Tuy nhiên, một số trẻ có thể không nhận đủ từ thực phẩm do biếng ăn, hoặc ăn uống kém đa dạng thì có thể bổ sung cho trẻ bằng thực phẩm bổ sung dạng lỏng hoặc nhỏ giọt để trẻ dễ uống và tăng sự hấp thụ. Một số sản phẩm bổ sung dạng lỏng.
Nguồn : https://suckhoedoisong.vn/bo-sung-canxi-mai-ma-con-van-thap-coi-ly-do-tu-dau-169240702071846942.htm