Khi nhiễm HPV, tùy thuộc vào mức độ tổn thương cổ tử cung, hệ miễn dịch của cơ thể có thể tự đào thải HPV. Nhưng nhiều nữ giới vẫn lo lắng, bởi nhiễm HPV là một trong những nguyên nhân hàng đầu của ung thư cổ tử cung.
Thời điểm này, bạn có thể sử dụng một số biện pháp hỗ trợ cơ thể tăng khả năng tự đào thải HPV nhanh hơn, hiệu quả hơn, hạn chế nguy cơ tái đi tái lại.
Nhiễm HPV tại cổ tử cung diễn tiến theo 3 giai đoạn:
Ở giai đoạn 1, HPV xâm nhập qua các vết nứt trên niêm mạc da, đi sâu xuống và phát triển ở lớp tế bào đáy (gọi là ASCUS).
Ở giai đoạn 2, HPV từ lớp đáy lây nhiễm lên bề mặt niêm mạc và có tổn thương mức độ thấp (LSIL – CIN 1). Nếu kết hợp thêm viêm nhiễm (như: nấm, viêm lộ tuyến), tình trạng này sẽ đẩy nhanh nguy cơ tiến triển thành tổn thương mức độ cao (gồm tiền ung thư và ung thư).
Giai đoạn 3 bắt nguồn từ các chủng HPV nguy cơ cao (như type 16, type 18…) và bắt buộc phải có phác đồ điều trị chuyên sâu.
Ở giai đoạn 1 và 2, cơ thể bị nhiễm chủng HPV nguy cơ thấp, hoặc chủng HPV nguy cơ cao nhưng chưa có hoặc có tổn thương nhẹ, bạn thường được khuyên để cơ thể tự đào thải HPV bằng cách tăng cường hệ miễn dịch, thông qua ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, thường xuyên vệ sinh vùng kín đúng cách. Đồng thời, có thể sử dụng một số loại thuốc giúp tăng khả năng tự đào thải HPV của cơ thể, như viên đặt hoặc lọ xịt…
Nguồn : https://suckhoedoisong.vn/nhiem-hpv-o-co-tu-cung-cach-nao-giup-co-the-day-nhanh-kha-nang-tu-dao-thai-hpv-169240625171335723.htm