Việc sinh ra với giới tính sinh học là nam hay nữ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mắc một số loại bệnh, cách bệnh biểu hiện và tiến triển. Sự khác biệt này chủ yếu là do tác động của giới tính đến cơ thể chúng ta.
Các chuyên gia tin rằng giới tính sinh học ảnh hưởng đến nguy cơ mắc một số loại bệnh là do những khác biệt ở nhiễm sắc thể và hoóc môn. Ví dụ, phụ nữ có 2 nhiễm sắc thể X. Nhiều gien ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch nằm trên nhiễm sắc thể X nên phản ứng miễn dịch của phụ nữ thường tốt hơn nam giới, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nhờ đó, phụ nữ có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn nam giới. Tuy nhiên, họ cũng dễ mắc các bệnh tự miễn hơn. Tương tự, các hoóc môn sinh dục nữ như androgen, estrogen, progesterone có thể giúp giảm hoặc tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe khác.
Những căn bệnh mà nam giới dễ mắc hơn phụ nữ gồm:
U hắc tố
U hắc tố là một loại ung thư da mà nhìn bề ngoài khá giống với nốt ruồi. Tuy nhiên, u hắc tố lại phát triển lớn dần qua thời gian, có màu sắc bất thường và có hình dạng không đối xứng giữa 2 bên.
Tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây u hắc tố. Nam giới thường có ý thức bảo vệ da khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời kém hơn phụ nữ, chẳng hạn họ ít che chắn hay dùng kem chống nắng. Đây là một phần nguyên nhân vì sao nam giới dễ bị ung thư da hơn.
Ngoài ra, cấu trúc da của nam giới không chỉ dày hơn phụ nữ mà còn ít mỡ, nhiều collagen, protein elastin giúp da đàn hồi hơn. Chính điều này sẽ khiến da dễ bị tổn thương do tia cực tím hơn.
Nguồn : https://thanhnien.vn/vi-sao-nam-gioi-de-mac-mot-so-benh-hon-so-voi-phu-nu-185240705012315221.htm