Với lịch sử nền Y học cổ truyền gắn liền với chiều dài hơn 4.000 năm văn hiến từ thời kỳ khai quốc đến nay, việc sử dụng dược liệu từ các bài thuốc dân gian đã trở thành một phần của cuộc sống người dân.
Y học dân tộc gắn liền đời sống nhân dân
Dược liệu là cái tên gắn liền với đời sống của nhân dân ta từ hàng ngàn đời nay, chúng chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong chăm sóc sức khỏe của con người và nền kinh tế nước nhà. Hiểu một cách đơn giản thì dược liệu có thể là tất cả các bộ phận của cây hoặc động vật hoặc chỉ là một vài bộ phận của chúng.
Theo quan điểm hiện nay thì việc nghiên cứu dược liệu chỉ dường dừng lại ở những nguyên liệu thô mà còn mở rộng phạm vi ở cả những tinh chất chiết ra từ dược liệu. Theo thống kê của Viện Dược liệu thuộc Cục Quản lý Y dược cổ truyền (YDCT), hiện nay, Việt Nam ghi nhận được trên 5.000 loài thực vật, nấm, trên 400 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc.
Những dược liệu này đã có từ ngàn đời nay, gắn liền và quen thuộc với cuộc sống người dân. Ở hầu khắp các vùng miền đều có sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa các bệnh thông thường, điều này đang trở thành xu hướng và được nhiều người bệnh quan tâm bởi tính an toàn, lành tính và nguồn nguyên liệu phong phú.
Đơn cử như đồng bào các dân tộc M’nông, Mạ, Ê đê trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên đã hình thành cách thức chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe theo cách truyền thống riêng biệt. Người dân thường sử dụng những cây thuốc, vị thuốc có ở trong rừng, trong vườn nhà, kết hợp với cách ăn uống để chữa trị bệnh.
Các bài thuốc chữa bệnh của đồng bào rất đơn giản, chỉ là các loại lá cây, rễ hoặc củ băm nhỏ, phơi khô như cây cứt quạ, cây chùm bao, cây mè, cây chó đẻ, cây điểu ủi… Ví dụ, để phục hồi sức khỏe sau sinh cho phụ nữ, người Ê đê dùng rễ cây táo rừng nấu nước cho đến khi sôi và để nguội thì uống 2-3 ngày là cơ thể bình phục. Để trị bệnh ban sởi cho trẻ em, đồng bào lấy vỏ cây chuối rừng cắt ra thành từng miếng nhỏ rồi ngâm vào nước và lấy nước này tắm cho trẻ trong 3-4 ngày liên tiếp bệnh sẽ bớt.
Bên cạnh đó, nước ta có hàng triệu loại cây có thể dùng làm thuốc, các cây thuốc phân bố rộng khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở các trung tâm đa dạng sinh vật là Bạch Mã, Lâm Viên, Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, Yok Đôn và Cát Tiên. Với hơn 54 dân tộc mà phần lớn là các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc lại có tập quán, niềm tin và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc khác nhau. Hiện nay, tại Việt Nam đã tập hợp được khoảng 4 vạn bài thuốc dân gian gia truyền của hơn 10 nghìn lương y.
Với lịch sử nền Y học cổ truyền gắn liền với chiều dài hơn 4.000 năm văn hiến từ thời kỳ khai quốc đến nay, việc sử dụng dược liệu từ các bài thuốc dân gian đã trở thành một phần của cuộc sống người dân.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với thế giới, ngày càng có nhiều phương thức chữa bệnh, nhưng với những ưu điểm vốn có trong việc hỗ trợ cải thiện các bệnh mãn tính, thuốc bổ và ít tác dụng phụ, các bài thuốc từ dược liệu vẫn là một phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Dược liệu đóng vai trò quan trọng trong ngành y tế
Không chỉ quen thuộc với người dân, dược liệu còn đống vai trò quan trọng trong hệ hệ thông y tế, cụ thể là ngành sản xuất thuôc. Theo đó, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh được điều chế từ 2 nguồn là dược liệu và hóa chất tổng hợp. Chỉ tính riêng về thảo dược, theo thống kê chưa đầy đủ của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy có hơn 21.000 loài cây cỏ được các dân tộc trên thế giới dùng làm thuốc.
Không chỉ các nước châu Á, mà ngay cả các nước phương Tây cũng tiêu thụ một lượng lớn dược liệu. Theo thống kê ở các nước có nền công nghiệp phát triển thì có khoảng ¼ số thuốc thống kê trong các đơn thuốc có hoạt chất từ thảo dược.
Không những vậy, hiện nay có nhiều hoạt chất quan trọng có tác dụng chữa bệnh như quinin, morphin, ajmalicin, vincaleucoblastin, digitalin, digoxin… đều phải chiết từ dược liệu mà không có con đường tổng hợp.
Ngoài ra, dược liệu còn được biết đến là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công việc bán tổng hợp của một số loại thuốc chữa bệnh. Chẳng hạn để bán tổng hợp các loại thuốc steroid thì hàng năm thế giới cần khoảng 100.000 tấn củ mài có chứa diosgenin. Bên cạnh đó, dược liệu còn cung cấp các khung cơ bản để tổng hợp các loại thuốc mới, mở đường cho ngành hóa dược phát triển.
Đánh giá được tầm quan trọng về vai trò của dược liệu, ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 376/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đây là mục tiêu quan trọng được Chính phủ đề ra, không chỉ nhằm phát triển cây dược liệu mà còn bảo tồn, xây dựng các phương thức canh tác nông – lâm kết hợp bền vững. Việc thực hiện thành công Chương trình sẽ góp phần quan trọng cải thiện môi trường, tăng thu nhập chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ổn định dân cư, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Ngày 22/9/2022, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2022/TT-BYT về hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người và miền múi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Đây là những hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế với mục tiêu bước đầu hình thành chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý. Đồng thời, hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gen dược liệu, đảm bảo quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng; Kết hợp bảo về và phát triển bền vừng.
Nguồn : https://suckhoedoisong.vn/tam-quan-trong-cua-duoc-lieu-trong-cham-soc-suc-khoe-nguoi-dan-169221213135859639.htm