Dự phòng HPV, sàng lọc và điều trị các tổn thương tiền ung thư đều là những hoạt động hiệu quả để các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam tiến đến mục tiêu không còn ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung và những con số đáng quan tâm
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ với khoảng 660.000 ca mắc mới và 350.000 trường hợp tử vong vào năm 2022 (1). Chỉ riêng tại Việt Nam, mỗi ngày có 7 phụ nữ qua đời vì căn bệnh này (2).
Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng HPV và sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Việt Nam vẫn còn thấp. Chỉ 7,5% phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi 15- 29 đã được dự phòng HPV, 28,2% phụ nữ từ 30 – 49 tuổi đã được khám sàng lọc ung thư (6). Những con số này phản ánh quá trình hướng đến mục tiêu không còn ung thư cổ tử cung tại Việt Nam trong 30 năm tới sẽ còn nhiều gian nan.
Bước tiến mới trong dự phòng ung thư cổ tử cung
Thời gian qua, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chiến dịch, hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung như: Đưa dự phòng HPV vào Chương trình Tiêm chủng Mở rộng từ năm 2026, cho phép các địa phương có thể triển khai sớm hơn cho người dân nếu bố trí được kinh phí (7); phát động chương trình Tầm soát ung thư cổ tử cung ngày hôm nay… Các dự án, chiến dịch phổ cập kiến thức về HPV và ung thư cổ tử cung cũng được giới thiệu đến công chúng. Để đạt được mục tiêu không còn ung thư cổ tử cung trong 30 năm tới, cần rất nhiều sự chung tay của cộng đồng.
Bước sang tuổi 30, phái nữ nên sàng lọc ung thư cổ tử cung từ 5 – 10 năm; sàng lọc ung thư hiệu suất cao ở tuổi 35, một lần nữa vào tuổi 45. Dự phòng HPV trong độ tuổi 9 – 14 được xem là phương pháp dự phòng phổ biến để ngăn ngừa nhiễm HPV, ung thư cổ tử cung và bệnh ung thư khác liên quan đến virus này (8).
Nếu như trước đây, dự phòng HPV được chỉ định cho độ tuổi từ 9 – 26 tuổi và chưa quan hệ tình dục, thì hiện nay, bước tiến mới trong việc dự phòng ung thư cổ tử cung đã xóa bỏ toàn bộ rào cản này, mở ra cơ hội dự phòng cho độ tuổi từ 27 – 45 dù đã thực hiện quan hệ tình dục. Vì vậy, không bao giờ là quá muộn để chủ động bảo vệ tương lai, hạnh phúc của bản thân.
Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều đang nỗ lực đạt mục tiêu loại bỏ ung thư cổ tử cung trong những thập kỷ tới. Với sự chung tay của cộng đồng, phụ nữ dù trong độ tuổi nào cũng có sự chủ động bảo vệ bản thân ở hiện tại và tương lai khỏi HPV cũng như ung thư cổ tử cung.
Nguồn : https://suckhoedoisong.vn/buoc-tien-moi-giup-viet-nam-nhanh-chong-cham-den-muc-tieu-khong-con-ung-thu-co-tu-cung-16924062414192403.htm