Mũi là một trong những cơ quan quan trọng của hệ hô hấp. Dù vậy, việc phải đối mặt với vi khuẩn, virus và bụi bẩn mỗi ngày đã và đang gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho chiếc mũi. Trong đó, phổ biến nhất là viêm mũi dị ứng.
Tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm mũi, và viêm xoang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu. Đặc biệt ở Việt Nam, sự thay đổi thời tiết và ô nhiễm môi trường luôn là những yếu tố hàng đầu gây ra các bệnh về đường hô hấp. Thực tế cho thấy, các nhóm bệnh lý về hô hấp dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu và bất kể độ tuổi nào, và gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Trước những vấn đề này, tuần lễ dị ứng World Allergy Week được tổ chức hằng năm nhằm góp phần giúp các cá nhân nâng cao nhận thức về các bệnh dị ứng nói chung . Sự kiện năm nay diễn ra từ 23 – 29/6 với sự tham gia của các chuyên gia, y bác sĩ sẽ đưa ra những phương hướng quản lý, điều trị mới đối với các bệnh liên quan đến dị ứng để cân bằng và đảm bảo chất lượng sống.
Đừng chủ quan trước viêm mũi dị ứng
Mũi và họng, bằng một cách nào đó, luôn được ví von như những chiến binh chủ lực bảo vệ các cơ quan quan trọng của cơ thể. Và tất nhiên, rào chắn này chính là cửa ngõ thông qua cho bất cứ vi khẩn lây bệnh nào muốn tấn công cơ thể.
Tuy nhiên, dù là “chiến binh” nào cũng sẽ có những điểm yếu cơ bản, hai cơ quan này liên kết mật thiết tới hệ hô hấp của cơ thể ta cũng không là ngoại lệ. Do có độ nhạy cảm cao hơn so với các vị trí khác, mũi và họng dễ dàng phản ứng với các tác nhân xung quanh môi trường sống, gây nên các triệu chứng dị ứng, từ đó dẫn đến các bệnh lý về đường hô hấp.
Theo các chuyên gia y tế, chúng ta không nên chủ quan trước những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến mũi và họng. Những bệnh lý về đường hô hấp có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được quan tâm đúng mức, vì sẽ không ai có thể nghĩ rằng chỉ từ các triệu chứng đơn giản như hắt xì nhảy mũi, đau họng, ngứa mũi lại có thể là tiền đề cho viêm tai, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản,… Và từ đây, hiểu biết cho việc xây dựng thói quen chủ động chăm sóc mũi họng thường xuyên nên được hình thành sớm nhất có thể để bảo vệ cá nhân và gia đình khỏi những nguy cơ lớn về sức khỏe.
Bảo vệ mũi như thế nào để đạt được hiệu quả
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường tăng nhanh và dẫn đến những hệ luỵ, thay đổi về lượng vi khuẩn xuất hiện trong không khí, và mũi luôn là điểm đến lý tưởng của chúng.
Theo đó, các nghiên cứu và kỹ thuật đã được tiến hành cấp thiết bởi các chuyên gia để ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh, có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và bảo vệ mũi tốt hơn như điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ sinh hoạt phù hợp tới tình trạng bệnh thông qua việc cải thiện ăn uống, bổ sung vitamin, dưỡng chất, hoặc loại bỏ bác tác nhân gây viêm mũi hàng ngày như hạn chế tiếp xúc với thú cưng, trang bị máy lọc không khí trong gia đình,… Tuy nhiên, với các phương pháp này lại không thể hạn chế triệt để các tác nhân gây viêm mũi dị ứng mà và mang lại hiệu quả kịp thời.
Chính vì vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể điều trị bằng thuốc, thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi, liệu pháp miễn dịch hoặc phẫu thuật,… Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp đều có tác dụng phụ đi kèm mà phổ biến nhất là trường hợp bị dị ứng thuốc hoặc sử dụng thuốc có tác dụng an thần, gây buồn ngủ, thiếu tập trung, khó làm việc,…
Lúc này đây, việc tìm ra một giải pháp tối ưu với khả năng giúp cải thiện viêm mũi dị ứng nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày là điều được ưu tiên hơn cả.
Nguồn : https://suckhoedoisong.vn/hoc-cach-hieu-mui-de-noi-khong-voi-viem-mui-di-ung-169240628101342902.htm