Nghệ là một vị thuốc quen thuộc với chúng ta. Nghệ có tác dụng làm lành vết thương, chống viêm, kháng khuẩn nên dân gian thường dùng để làm liền sẹo, mờ thâm, trị viêm loét dạ dày… Ngoài ra, nghệ còn được sử dụng để hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ – Điều mà trước nay ít người để ý!
Nghệ có mặt trong gian bếp của mọi gia đình Việt. Nghệ dùng để nấu thịt gà, nấu canh cá, nấu xôi. Bên cạnh đó, nghệ còn là một thảo dược có rất nhiều lợi ích với sức khỏe. Theo Y học cổ truyền, củ nghệ vàng có vị cay đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng hành khí, phá huyết ứ, giảm đau, tiêu viêm và kích thích lên da non rất tốt. Vì vậy, nghệ dùng rất hiệu quả trong trường hợp bị viêm loét dạ dày – tá tràng, da thâm sẹo, mụn rỗ,…
Với nền khoa học công nghệ phát triển, ngày nay y học hiện đại đã tìm ra trong nghệ chứa nhiều hoạt chất quý, điển hình chính là curcumin có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Một báo cáo đăng trên tạp chí Scholars Research Library vào năm 2009 cho thấy nghệ có tác dụng tạo màng bao phủ vết loét, từ đó giảm viêm, giảm ngứa và chống nhiễm khuẩn rất hiệu quả. Do đó, bên cạnh các công dụng kể trên, nghệ còn có hiệu quả rất tốt trong việc cải thiện tình trạng sưng đau, khó chịu và sa lồi do trĩ gây ra.
Dân gian sử dụng nghệ hỗ trợ bệnh trĩ như thế nào?
Y học cổ truyền quan niệm bệnh trĩ phát sinh do thấp nhiệt ứ trệ ở trực tràng khiến huyết ứ, gây giãn mạch và sưng viêm. Điều trị cần phải triệt tiêu thấp nhiệt và phá huyết ứ. Nghệ có tác dụng giảm sung huyết, làm liền da, do đó thường dùng để giảm triệu chứng đau rát, chảy máu, nứt kẽ hậu môn do trĩ gây ra. Cắt một vài lát nghệ, xay nhuyễn ra rồi đắp lên búi trĩ. Hoặc cầu kỳ hơn một chút, phối nghệ với các vị dược liệu khác như lá lốt, lá sung, cúc tần và ngải cứu rồi đắp quanh hậu môn giúp cầm máu, giảm đau và làm săn se búi trĩ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phương pháp này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nhược điểm khi dùng nghệ cải thiện triệu chứng của trĩ bằng phương pháp dân gian
Nghệ là vị thuốc dễ kiếm, giá rẻ nên được sử dụng nhiều để giảm các triệu chứng của trĩ. Tuy nhiên sử dụng thảo dược tươi chưa qua chế biến cũng tồn tại một số nhược điểm:
– Thứ nhất, curcumin ít tan trong nước và rất khó thấm qua màng tế bào. Vì vậy tỷ lệ dược chất được hấp thu rất thấp, người bệnh phải sử dụng trong một thời gian dài thì mới thấy hiệu quả.
– Thứ hai, mỗi lần chế biến nghệ để sử dụng khá mất thời gian, do đó không phù hợp với những người công việc bận rộn.
– Thứ ba, nếu mua phải nghệ có chứa hoá chất, hoặc chưa rửa sạch, khi bôi lên búi trĩ thậm chí không chữa được bệnh mà còn có thể gây lở loét, nhiễm trùng.
Nguồn : https://suckhoedoisong.vn/nghe-thao-duoc-tot-cho-nguoi-mac-tri-169230327110518639.htm